Xin chào các bạn. tôi Lương Trainer đây.
Chào mừng tất cả các bạn đến với Blog học Autocad nơi chia sẻ đam mê về Autocad.
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đơn giản để chuyển đổi các lớp trên bản vẽ trong phần mềm Autocad và vẽ mặt cắt bằng lệnh hatch đơn giản.
Bạn chỉ cần làm theo những bước sau thì bạn sẽ sử dụng thành công phần mềm Autocad mà không gặp bất cứ khó khăn gì.
1. Chuyển Đổi Các Lớp Trên Bản Vẽ Trong Autocad
- Các đề mục chuyển đổi các lớp trên bản vẽ cũng liên quan đến các phần layer.
- Giả sử bạn nhận được file bản vẽ của 1 đơn vị khác, nhưng bạn thấy họ đang sử dụng những layer hoặc là những đường nét, màu sắc khác với quy định của công ty mình.Để chuyển bộ tiêu chuẩn của đơn vị hoặc của công ty mình áp dụng cho các layer mà họ đang sử dụng thì ta làm như thế nào?
- Ta có lệnh “Laytrans”, dùng để chuyển đổi các lớp trên bản vẽ, biến các lớp layer của họ đang sử dụng về những lớp layer của mình với những thuộc tính như của mình đang sử dụng.
- Giả sử một bản vẽ gồm nhiều layer như là layer 1,2,3,4, để chuyển đổi sang layer của công ty mình, ta chọn lệnh ” “, enter và sẽ có 1 bảng hiện ra.
- Translate Form chính là ô chứa các lớp layer của bản vẽ mà đơn vị khác đã dùng.
- Translate to là ô chứa các lớp layer của mình muốn chuyển. Để có được bảng này ta chỉ cần ấn vào “Load” và tìm đến file mình đã lưu các lớp layer của mình (*dwg) rồi load lên là được
- Để chuyển đổi được các lớp layer mà ta mong muốn, đầu tiên bạn kích vào layer của đơn vị khác,sau đó kích chuột vào layer mình muốn chuyển đồi rồi click vào “Map”.
- Ở bảng “Layer Translation Mappings” sẽ hiển thị các layer mà bạn đã chuyển đổi.
- Sau khi chuyển đồi xong bạn có thể ấn “Save” hoặc nếu bạn chỉ muốn chuyển đổi mà không lưu thì bạn có thể ấn”Translate” rồi chọn “Translate only”. Sau đó bạn trở về bảng layer trong bản vẽ sẽ thấy sự thay đổi.
2. Vẽ Mặt Cắt Bằng Lệnh Hatch
- Để gọi bảng chèn kí hiệu mặt cắt ta gọi lệnh “Hatch” có phím tắt là “H”
- Từ phiên bản Autocad 2015 trở đi thì toàn bộ các chức năng của bảng “H” đã được thể hiện trên dải Ribbon của Autocad. Nhưng nếu bạn đã quen sử dụng với bảng “Hatch” rồi thì sau khi dùng lệnh “H” xong bạn hãy kích chuột vào phần “Settings” ở dòng Command line.
- Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn lần lượt từng chức năng trong bảng “Hatch and Gradient”
- Tyte and Pattem: Ở phần này chúng ta có 3 sự lựa chọn là Predefined,User defined và Custom.
- Nếu chọn Type là “Predefined” nghĩa là các mẫu có sẵn trong tệp acad.pat. Và Pattem chính là mẫu để lựa chọn, ta chỉ cần kích vào ô có dấu chấm để lựa chọn theo hình mẫu.Color chính là để chọn kiểu màu cho mẫu hatch đó. Và phần Swatch, cho chúng ta nhìn trước được hình ảnh các mẫu hatch.
Angle chính là góc nghiêng của mẫu, mẫu nghiêng bao nhiêu độ thì ta ghi vào ô angle. Và Scale là chúng ta có thể phóng to hoặc thu nhỏ mẫu đó bao nhiêu lần.
- Nếu chọn Type là ” User defined” chỉ dùng cho các mẫu hatch có dạng song song. Ở đây có thêm phần “Double” là thêm các dòng song song thẳng đứng nữa.
- Nếu bạn chọn Type là ” Custom” là các mẫu “Hatch” bạn tự tạo ra. Sau khi tạo ra mẫu hatch bạn lưu vào acad.pat, sau đó bạn chỉ cần kích vào phần “Custom pattem” và chọn mẫu là được.
- Hatch Origin là xác định điểm gốc của mặt cắt.
- Nếu bạn chọn “Use current origin” nghĩa là ta sử dụng mặt cắt ở trong biến hệ thống thì mặc định gốc của mặt cắt này được thiết lập với gốc tọa độ 0.
- Nếu bạn chọn “Specified origin” là chúng ta xác định 1 góc mặt cắt mới, nó có 3 lựa chọn.- Click to set new origin là xác định trực tiếp mẫu mặt cắt mới
– Default to boundary extents lựa chọn này là tính toán các gốc mới dựa vào giới hạn của hình chữ nhật của mặt cắt, nó có các góc dưới bên trái, góc dưới bên phải, bên trên, trung tâm,..
– Store as default origin tức là nó hỏi bạn có lưu biến mặt cắt vào trong hệ thống không? khi ta tích vào sẽ tự động lưu và ngược lại.
- Tiếp theo là trang Gradient bên cạnh tab Hatch.
Gradient là hộp thoại định nghĩa về màu của mẫu tô, thay vì tô bằng các mẫu hatch được định nghĩa sẵn thì ta có thể tô bằng màu, đây là phần chủ yếu dành cho việc trang trí nội thất .
- Ở phần Color có 2 lựa chọn.- Thứ nhất là One color là xác định vùng tô sử dụng biến đổi trơn giữa bóng đổ và màu nền của 1 màu nào đó.
– One color có 1 biến nữa thanh chờ Specifies, thanh chờ này có tác dụng xác định màu phụ màu vừa chọn trộn với màu trắng, hoặc là bóng đổ màu đã chọn trộn với màu đen, màu được sử dụng bởi biến gradient này. Chúng ta chỉ cần dùng chuột di chuyển thanh chờ đó là được.
- Nếu bạn chọn Two color là xác định vùng tô sử dụng biến đổi trơn bóng đổ và màu nền, nhưng mà sự kết hợp của 2 màu, ta kích vào chọn.
- Còn 1 lựa chọn nữa ít người biết đến là mũi tên ở dưới góc của bảng “Hatch”(Bên cạnh chứ “help”, khi ta kích vào,thì nó có phần Islands, phần Boundary retertion, Boundary set, Gap tolerance, Inhert options, tôi sẽ lần lượt giới thiệu từng phần này.
- Đầu tiên phần Island detection là xác định phương pháp tạo mặt cắt, nó có 3 kiểu mặt cắt ở đây. Tùy vào bản vẽ mà bạn có thể chọn mặt cắt phù hợp.
- Lựa chọn Boundary retertion nó hỏi là có giữ đường biên hay không? nếu mà chúng ta giữ thì ta kích vào Retain Boundaries này, đường biên này nó có 2 kiểu, thứ nhất là Polyline là viền kín, thứ 2 kiểu Region là miền,
- Boundary set là xác định nhóm đối tượng đã được chọn làm đường biên khi chọn 1 điểm nằm bên trong đường biên.Nó có 2 lựa chọn là Current viewport tức là chọn Boundary set để nhìn đối tượng được thấy trên khung nhìn hiện hành. Lựa chọn thứ 2 bên cạnh là lựa chọn new, new cho phép ta xác định những đối tượng Boundary set.
- Tiếp theo là chức năng Gap tolerance là ta thiết lập khe hở lớn nhất giữa các điểm cuối của đường bao mặt cắt, giá trị mặt cắt mặc định của nó là 0, tức là kín, giá trị này cho phép chúng ta vẽ mặt cắt trong đường biên hở.
- Inhert options là thiết lập sự điều khiển vị trí điểm gốc mặt cắt khi tạo mặt cắt.- Có 2 lựa chọn, khi chúng ta lựa chọn Use curent origin là sử dụng gốc mặt cắt hiện hành làm gốc, còn Use source hatch origin là sử dụng gốc mặt cắt mặc định ban đầu của gốc tọa độ là 0.0
- Boundaries là xác định đường biên mặt cắt.Chúng ta có 2 phương pháp. Thứ nhất là Add pick points là xác định 1 đường biên bằng cách chọn một điểm nằm trong biên dạng kín hoặc biên dạng hở với khoảng cách xác định trên Tolerance.
Ta kích vào Add pick points, kích vào khoảng dạng kín, thì tự động nó sẽ tạo ra mẫu hatch cho chúng ta.
Lựa chọn thứ 2 là lựa chọn Add select object là chọn đường biên bằng cách chọn đối tượng bao quanh.
- Phần Options có phần đầu tiên là Annotative phần này sử dụng trong layer.- Khi mà chúng ta vẽ hatch với Viewports tương ứng với mỗi tỷ lệ khác nhau, thì đường nét của hatch đấy và khoảng cách ở các bản vẽ với tỷ lệ khác nhau đều như nhau, lựa chọn này rất hay các bạn nên sử dụng trong trường hợp của layer.
- Lựa chọn thứ 2 là Associative là các đường cắt liên kết, nếu ta lựa chọn là Associative và khi đó thực hiện các lệnh như scale hoặc street với các đường biên dạo diện tích vùng vi ký hiệu mặt cắt sẽ thay đổi theo.
- Create separate hatches là cho phép tạo số mặt cắt bằng với số biên dạng kín nếu ta chọn lựa chọn này.
- Draw order nó sẽ gán thứ tự cho mặt cắt.- Nếu chúng ta có lựa chọn Do not Assign tức là chúng ta không gán.
– Send to back là ta có thể đặt mặt cắt phía sau tất cả các đối tượng
– Bring to Front là đặt mặt cắt phía trước tất cả các đối tượng
-Send Behind Boundary là chúng ta đặt mặt cắt phía sau đường biên mặt cắt.
– Bring in Front of Boundary là chúng ta đặt mặt cắt phía trước biên dạo mặt cắt, tùy từng trường hợp chúng ta đặt trên hay đặt dưới.
- Ở phiên bản autocad 2015 trở đi sẽ có thêm một lựa chọn nữa là Layer, cho phép chúng ta chọn lớp hatch này là thuộc layer gì. Không như những phiên bản trước phải chọn đối tượng trước rồi mới chỉnh layer, thì ở đây nó cho phép chọn layer luôn ở đây.
- Transparency là độ đậm nhạt của nét hatch này, chúng ta điều khiển bằng bảng này
- . Chức năng cuối cùng trong bảng Hatch manage là chức năng Inherit Properties.Chức năng này là khi có sẵn một mẫu mặt cắt, ta không muốn lựa chọn lại mất thời gian thì lựa chọn Inherit Properties đấy sẽ là kích vào mẫu mặt cắt ta lựa chọn, tiếp theo chúng ta mang mẫu mới đến rồi tô.
Chúc các bạn sẽ làm chủ được phần mềm Autocad nhé..
P/s : Nếu bài viết hay hãy đừng ngại ngần chia sẻ cho mọi người cùng xem nhé