Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. [ Bài 2-3 ] - Bí quyết làm chủ autocad từ cơ bản tới nâng cao - Học Autocad

[ Bài 2-3 ] – Bí quyết làm chủ autocad từ cơ bản tới nâng cao

24/05/2023

Xin chào các bạn. tôi Lương Trainer đây.
Chào mừng tất cả các bạn đến với Blog học Autocad nơi chia sẻ đam mê về Autocad.
Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn làm chủ  Autocad từ cơ bản tới nâng cao
Bạn chỉ cần làm chính xác theo những bước sau thì bạn sẽ sử dụng thành công phần mềm Autocad mà không gặp bất cứ khó khăn gì.

Những thiết lập cơ bản cho bản vẽ

1. Định vị giới hạn cho bản vẽ

Để thiết lập định dạng cho bản vẽ ngay từ đầu bạn gõ STARUP cho giá trị về 1 sau đó bạn mở 1 file mới để tiến hành hiệu chỉnh

Tiếp đó sẽ xuất hiện hộp thoại có những tùy chọn để chỉnh sửa

  1. Start from Scratch: Giúp chúng ta thiết lập đơn vị cho bản vẽ (Metric)
  2. Use a Template: Giúp chúng ta tạo dựng một bản vẽ mới từ các mẫu thông số có sẵn tuy nhiên thường thì chúng ta không sử dụng chức năng này
  3. Use a Wizard: Giúp chúng ta thiết lập các tùy chọn dựa vào các gợi ý có sẵn của phần mềm, đây là chức năng mà chúng ta hay dùng trong thực tế.

  1. Advanced Setup: Đây là chức năng để thiết lập chi tiết các thông số
  2. Quick Setup: Đây là chức năng để cài đặt nhanh các thông số và phần mềm sẽ đưa ra các lựa chọn chính hay quan trọng nhất để cài đặt.

  1. Tab Unit: Chúng ta lựa chọn đơn vị cho bản vẽ autocad là Decimal
  2. Tab Precision: Lựa chọn cách làm tròn bao nhiêu số sau dấu phẩy, riêng mình thì làm về kiến trúc nên mình chọn giá trị là số 0. Rồi click Next để tiếp tục cài đặt các thông số khác.
  3. Tab Angle: Chọn Decimal Degrees
  4. Tab Precision: Chọn giá trị tương tự trên là số 0 rồi nhấn next để tiếp tục cài đặt
  5. Tab Angle Measure: Chọn hướng đo góc là East và next để tiếp tục
  6. Tab Angle Direction: Chọn chiều đo của góc là Counter Clockwise, Click Next để sang cài đặt tiếp theo.
  7. Tab Area: Xác định giới hạn cho khổ giấy
  • Width: Giới hạn chiêu cao khổ giấy
  • Length: Giới hạn chiều dài khổ giấy

 

2.Định vị đơn vị dài, góc và cấp đơn vị

Bạn gõ lệnh UN(Units) sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại Drawing Units

  1. Length, tại phần Precision bạn có thể điều chỉnh kích thước đơn vị.
  2. Units to scale inserted content, bạn chọn đơn vị phù hợp bản vẽ

3.Snap ,Grip,Otho,Drafting setting

  • Chế Độ Snap

Xác định bước nhảy con chạy và góc quay của con trỏ

Để bật tắt bạn nhấn F9 hoặc bạn nhấm biểu tượng dưới màn hình

 

Trong trường hợp không thấy biểu tượng chức năng này thì kích vào biểu tượng có 3 dòng kẻ song song và tick vào dòng Snap mode

Để setting ta chọn Snap setting

  1. Bật tắt chế độ Snap(F9)
  2. Khoảng nhày cho con trỏ theo trục X-Y
  3. Thiết lập khoảng nhảy theo phương X-Y bằng nhau
  4. Bật tắt chế độ Grid(F7) hiện thị lưới trục
  5. Hiển thị lưới trục theo dạng chấm điểm
  6. Hiển thị lưới trục ngay cả khi
  7. Khoảng nhày cho con trỏ theo trục X-Y và mật độ điểm
  • Chế độ Grid

Là khoảng cách các điểm lưới theo phương X, Y có thể giống nhau hoặc khác nhau tuỳ theo ta định nghĩa trong hộp thoại Drafting Setting…

Để bật tắt bạn nhấn F7 hoặc bạn nhấm biểu tượng dưới màn hình

Trong trường hợp không thấy biểu tượng chức năng này thì kích vào biểu tượng có 3 dòng kẻ song song và tick vào dòng Grid

  • Chế Độ Orthomode

Khi sử dụng chức năng này thì các bạn chỉ vẽ hình được theo 2 phương ngang hoặc là phương đứng

Để bật tắt bạn nhấn F8 hoặc bạn nhấn biểu tượng dưới màn hình

Trong trường hợp không thấy biểu tượng chức năng này thì kích vào biểu tượng có 3 dòng kẻ song song và tick vào dòng Ortho mode

  • Chế Độ Polar Tracking

Tạo ra một đường dẫn hướng kèm theo các thông số về (độ dài, góc độ), giúp cho việc gióng và bắt điểm được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Để bật tắt bạn nhấn F10 hoặc bạn nhấn biểu tượng dưới màn hình

Trong trường hợp không thấy biểu tượng chức năng này thì kích vào biểu tượng có 3 dòng kẻ song song và tick vào dòng Polar Tracking

Ở đây có mục setting bạn tick vào đó

  1. Polar Tracking On (F10): Ngoài cách bật tắt như trên thì trong cửa sổ thiết lập này, các bạn cũng có thể tích vào ô vuông này để bật hoặc tắt.
  2. Increment angle: Nhập số góc cho đường dẫn, góc này có thể là bội số cho tổng số góc.
  3. Additional angles: Tích vào lựa chọn này và nấn nút New để tạo thêm một bội số mới cho góc
  4. Polar Angle measurement: Cách sử dụng phương thức góc trong đó:
  5. Absolute: chỉ vẽ được góc hợp với phương ngang bình thường.
  6. Relative to last segment: cho phép nhập số góc theo 1 phương bất kỳ.

Xem video chi tiết

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài học, nếu có ích hãy like và share cho mọi người để chúng ta cùng phát triển cộng đồng học phần mềm Autocad bạn nhé. Còn nếu bạn muốn nhận thêm nhiều bài học hay và hữu ích nữa về autocad thì đăng ký thêm các bài học AUTOCAD MIỄN PHÍ hoặc sở hữu Template autocad

Và nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì hãy comment bên dưới hoặc đăng ký kênh Youtube GizentoFanpage Học Viện Gizento để nhận thêm nhiều các kiến thức và chia sẻ hay về phần mềm autocad.

Click here to add a comment

Leave a comment: