Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Rút Ngắn Thời Gian Cho Các Phép Biến Đổi Hình Trong Autocad - Học Autocad

Rút Ngắn Thời Gian Cho Các Phép Biến Đổi Hình Trong Autocad

Xin chào các bạn. tôi Lương Trainer đây.
Chào mừng tất cả các bạn đến với Blog học Autocad nơi chia sẻ đam mê về Autocad.
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn Các chức năng thật sự của các phép biến đổi hình và các lệnh quan sát bản vẽ
Bạn chỉ cần làm theo những bước sau thì bạn sẽ sử dụng thành công phần mềm Autocad mà không gặp bất cứ khó khăn gì.

1. Các Phép Biến Đổi Hình Trong Autocad

  • Lệnh Move là lệnh dùng để di chuyển các đối tượng trong Autocad. Lệnh này tôi có phím tắt là chữ M, nhưng tôi đã đổi sang chữ “V” để thuận tiện cho việc di chuyển tay trên bàn phím.
  • Giả sử tôi có 1 hình chữ nhật, bây giờ tôi muốn di chuyển nó sang 1 vị trí khác thì tôi sẽ dùng lệnh “Move”,enter, tiếp theo ta chọn đối tượng cần di chuyển,enter sau đó ta chọn điểm gốc của đối tượng cần di chuyển rồi đưa đối tượng đến vị trí mới.
  • Lệnh Copy là lệnh sao chép đối tượng và có phím tắt là “CO” nhưng tôi đã chuyển sang phím tắt “C”
  • Giả sử tôi muốn copy 1 hình chữ nhật như hình bên dưới, ta cũng dùng lệnh “Copy”,enter, chọn đối tượng cần copy,enter và chọn 1 điểm gốc của đối tượng rồi di chuyển đến vị trí mới.
  • Lệnh “Rotate” dùng để dịch chuyển,xoay một đối tượng trong phần mềm Autocad, có phím tắt là “RO” tôi đã thay đổi thành “R”
  • Giả sử tôi muốn xoay 1 đối tượng như hình bên dưới. Tôi nhập lệnh “R”,enter, chọn đối tượng cần xoay,enter và chọn điểm để xoay.
  • Đến đây bạn có 2 cách, thứ nhất là bạn nhập góc cần xoay và thứ 2 là bạn có thể dùng chuột để di chuyển vị trí xoay.
  • Lệnh “Scale” dùng để phóng to hoặc thu nhỏ đối tượng trong phần mềm Autocad theo một tỷ lệ nhất định.
  • Khi “Scale” đối tượng nào đó ta sử dụng phím tắt “CS”,enter, chọn đối tượng cần phóng to(thu nhỏ), sau đó chọn điểm gốc để phóng to( thu nhỏ) và nhập tỷ lệ phóng hoặc thu đối tượng.
  • Lệnh “Mirro” là lệnh đối xứng qua trục trong Autocad có phím tắt là “MI” và tôi đã thay đổi thành lệnh “BB”.
  • Ví dụ tối muốn vẽ đối xứng 1 hình vuông qua đường thẳng như hình dưới. Tôi dùng lệnh “BB”,enter, chọn đối tượng cần đối xứng, enter và chọn 2 điểm đầu và cuối củ đường thẳng,enter.
  • Lệnh “Stretch” có phím tắt là “S” dùng để co hoặc kéo dài đối tượng trong Autocad.

    Ta chỉ cần dùng lệnh “S” sau đó chọn phần mà chúng ta muốn kéo dài hoặc co trong đối tượng( lưu ý không được quét hết đối tượng), nhấn chuột phải, rồi nhập khoảng cách mà ta cần co hoặc kéo dài.

  • Lệnh “Align” dùng để rời, quay và biến đổi tỷ lệ đối tượng và thường dùng trong vẽ cơ khí để tạo bản vẽ các chi tiết rời rạc. Phím tắt trong phần mềm Autocad của lệnh này là “AL” nhưng tôi đã chuyển thành “AG”.
  • Ví dụ tôi muốn ghép đỉnh của hình tam giác với hình như dưới đây thì ta dùng lệnh “AG”,enter, tiếp đó ta chọn đối tượng cần lắp ráp và chọn điểm cần đưa đến vị trí nắp ráp và enter.
  • Lệnh “Array” là lệnh sao chép các đối tượng theo dãy, hàng và cột, có phím tắt là “AR” nhưng tôi đổi thành “RR”
  •  Gải sử tối muốn sao chép 1 đối tượng thì tối sẽ chọn lệnh “RR”, enter, sau đó ta chọn đối tượng cần array, ấn chuột phải.
  • Tiếp theo có 3 lựa chọn Rectangular, PAth, POlar có nghĩa là xắp xếp dãy này theo hình chữ nhât, theo đường dẫn và theo cung tròn, tùy sự lựa chọn của bạn. Ở đây giả sử tôi chọn Rectangular
  • Bạn nhìn xuống dưới các lệnh ở dòng command line : bạn có thể lựa chọn copy theo khoảng cách, theo điểm, theo hàng, cột.. Ở đây tôi giả sử chọn theo cột ” COL”
  • Sau đó sẽ có câu hỏi bạn muốn số cột này bao nhiêu? nó hiện ra là 4 ,thì bạn có thể chọn số cột mà bạn muốn copy.
  • Tiếp theo nó hỏi khoảng cách giữa các cột này bao nhiêu? Bạn hãy chọn khoảng cách mà bạn muốn chọn.
  • Đến đây nếu như bạn muốn chỉnh sửa thêm hoặc bớt số hàng thì bạn chọn “R” hay còn gọi là “Rows” ở dưới thanh command line, và làm tương tự như các bước trên nhé.
  • 2. Các Lệnh Quan Sát Bản Vẽ.

    • Lệnh Zoom có phím tắt là “Z” nhưng tôi đã chuyển đổi thành “AG”. Sau đây tôi sẽ giải thích cho các bạn tất cả các chức năng trong lệnh “Zoom”
    • All là zoom tất cả các đối tượng mà bạn vẽ trong bản vẽ.
    • Center là phóng to màn hình quay một điểm tâm so với chiều cao cửa sổ, bạn nhập “C” hoặc ấn Center, chọn điểm tâm, chọn chiều cao, thì nó tự động phóng lên cho bạn.
    • Dynamic là hiện lên  hình ảnh theo khung cửa sổ và nó có thể thay đổi vị trí và kích thước, bạn tích vào Dynamic, bạn thấy dấu X với hình vuông , để Zoom một đối tượng, bạn di chuột dấu X này đến, kích chuột trái sẽ thu nhỏ vào lại.
    • Extents nó cũng phóng to hoặc thu nhỏ các đối tượng bản vẽ đến khả năng lớn nhất có thể. Thể hiện toàn bộ các đối tượng trên màn hình chúng ta dùng Extents, tức nó sẽ Zoom tràn các đối tượng đến các cạnh mép của đối tượng.
    • Previous là zoom lại các đối tượng lúc trước ta đã dùng
    • Scale là zoom theo tỷ lệ. Giả sử tôi zoom lên gấp đôi màn hình hiện tại, thì nó tự động phóng to lên gấp đôi, đó gọi là zoom theo tỷ lệ.
    • Window thì chúng ta sẽ có 2 khung cửa sổ, chúng ta zoom chọn W, kích vào 2 khung cửa sổ đấy tự động nó zoom lên.
    • Cuối cùng là zoom Object là chúng ta chọn đối tượng chúng ta zoom thì nó sẽ zoom tràn đối tượng mà chúng ta sẽ chọn.
    • Lệnh Pan là di chuyển màn hình, các bạn có thể gõ lệnh Pan, phím tắt là P, hoặc là các bạn có thể giữ chuột giữa của con chuột.
    • Lệnh View dùng để lưu lại khung nhìn cần thiết để không mất thời gian quay lại tìm.
    • Ví dụ tôi có 1 bản vẽ và tôi phải zoom lên để nhìn được chi tiết bản vẽ đó, thì lúc này tôi cần đến lệnh View để lưu lại những khung hình mà tôi đã zoom, để tôi có thể quay lại xem chi tiết bất cứ lúc nào mà không cần zoom lại.
    • Lệnh Viewers, là một biến sử dụng để tăng độ mịn của đường tròn, cung tròn ellipse. Có phím tắt là “VR”.
    • Giả sử tôi vẽ một đường tròn và một cung tròn và tôi thấy nó không mịn lắm, nó có nét dượt ở xung quanh cung tròn, thì lúc này hãy gõ lệnh Viewers, phím tắt là VR và enter,
    • Câu hỏi bạn nhận được là, có muốn tăng độ mịn không? hoặc muốn zoom lên không? bạn chọn Yes, bạn tăng lên 3000 hoặc bao nhiêu tùy bạn chọn, độ mịn của nó sẽ được cải thiện đáng kể.
    •  Nếu bạn gặp các trường hợp nào mà đường tròn các thứ bị dựt chưa được mịn lắm thì chúng ta tăng biến đấy lên, rất ít người biết cách sử dụng cái này.

    Hi vọng bài viết này sẽ góp phần giúp các bạn thiết lập được một bản vẽ theo quy chuẩn của riêng mình.
    Chúc các bạn sẽ làm chủ được phần mềm Autocad nhé..
    P/s : Nếu bài viết hay hãy đừng ngại ngần chia sẻ cho mọi người cùng xem nhé.

Click here to add a comment

Leave a comment: